Mở bài hay cho các tác phẩm trong chương trình văn 9

Bạn đang xem: Mở bài hay cho các tác phẩm trong chương trình văn 9 tại thpttranhungdao.edu.vn

1. Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ.

“Đời không mẹ hiền phụ nữ

Anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu”

Phụ nữ là một nửa của nhân loại này. Thế mà trong xã hội phong kiến họ lại bị coi rẻ, bị chà đạp, đẩy vào tận cùng của khổ đau. Hình ảnh người phụ nữ đã được thể hiện trong nhiều tác phẩm văn chương. Một trong số đó là “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Thông qua cốt truyện đầy kịch tính, nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, Nguyễn Dữ đã thể hiện thành công nhân vật Vũ Nương – một người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh nhưng cuộc đời, số phận lại gánh chịu bao nỗi bất hạnh oan thiên.

2. Suy nghĩ về tình cảm cha con trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng.

Bêlinxki quan niệm: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”. Quả đúng thế, nếu truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng chỉ dừng lại miêu tả hiện thực khủng khiếp của cuộc kháng chiến chống Mĩ thì tác phẩm sẽ không thể trường tồn mãi trong lòng người đọc bao thế hệ. Điều đặc biệt là nhà văn đã làm nổi bật một chân lí vĩnh hằng: tình cảm gia đình, tình phụ tử là vô cùng thiêng liêng, cao đẹp, nó vượt lên mọi khó khăn thậm chí trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Đọc truyện ngắn mỗi chúng ta không khỏi cảm động trước tình cảm của hai cha con ông Sáu.

3. Phân tích nhân vật ông Hai trong “Làng” – Kim Lân.

Sê – Khốp từng nói: “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Quả đúng vậy, đến với truyện ngắn “Làng” ta như cảm nhận được tấm lòng nhân đạo, tâm huyết của nhà văn Kim Lân – “Người con đẻ của đồng ruộng”. Bằng chính tấm lòng yêu thương, Kim Lân đã khiến cho trang văn của mình lấp lánh niềm tin, tràn ngập niềm tự hào về những người nông dân nghèo. Điều đó được gói trọn trong nhân vật ông Hai với tình yêu làng, yêu nước sâu sắc và một tinh thần kháng chiến.

4. Phân tích vẻ đẹp của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê.

“Đường Trường Sơn đông nắng tây mưa”, một cái tên thôi cũng gợi cho chúng ta về một thời lửa cháy, gợi hình ảnh đoàn quân cùng hát khúc quân hành, gợi những đoàn xe nối đuôi ra trận vì miền Nam thân yêu. Viết về nẻo đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ không chỉ có những bài thơ, bài ca ngợi ca người lính lái xe hay những cô gái mở đường mà còn có những câu chuyện cảm phục về những nữ thanh niên xung phong, những tổ trinh sát mặt đường làm nhiệm vụ phá bom. Từng có những năm tháng sống và chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Lê Minh Khuê viết rất thành công về họ qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. Truyện ngắn đã khắc hoạ thành công vẻ đẹp của ba cô gái – ba nữ thành xung phong.

5. Chất thơ trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long.

Nhà văn Phạm Thị Hoài cho rằng: “Những truyện ngắn hay – theo cảm nhận của tôi thường gắn với thơ (…). Truyện ngắn dường như là đứa con tất yếu của người mẹ thơ và người cha văn xuôi. Nó là thơ viết bằng văn xuôi, bề ngoài mang tình cha mà bên trong mang tình mẹ”. Quả đúng vậy, một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn chính là chất thơ. Chất thơ càng có vị trí quan trọng hơn trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Nhà văn Nguyễn Thành Long, với “khả năng cảm nhận và truyền đạt chất thơ đậm đà tản mát quanh ta” đã đưa người đọc bước vào một thế giới quyện hoà đầy chất thơ.

6. Phân tích nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Câu thơ thể hiện quan niệm sống tuyệt đẹp của Tố Hữu và cũng là của con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ trong những năm bảy mươi, tám mươi của thế kỉ trước. Quan niệm sống đẹp ấy được thể hiện xúc động chân thực qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Hình ảnh anh thanh niên – nhân vật chính trong truyện mang đầy đủ vẻ đẹp của con người lao động mới đã để lại dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc gợi chúng ta suy nghĩ về công việc, về cuộc sống và tinh thần cống hiến.

7. “Đồng chí” – Chính Hữu.

Trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” Bảo Ninh từng viết: “Chân trời chết chóc mở ra mênh mông, vô tận, những nấm mồ bộ đội mọc lên nhấp nhô tựa sóng cồn”. Chiến tranh đi qua để lại biết bao đau thương, biết bao người đã ngã xuống vì bình yên của Tổ quốc. Những năm tháng khổ đau và mất mát kiệt cùng ấy ánh lên trong ký ức mỗi người qua những vần thơ. Lòng ta chợt lắng lại trước hình ảnh người lính “Áo vải chân không đi lùng giặc đánh” trong “Nhớ” của Hồng Nguyên, bồi hồi trước hình ảnh những chiến sĩ Tây Tiến hào hùng, hào hoa trong “Tây Tiến” của Quang Dũng, say mê “Lên Tây Bắc” của Tố Hữu. Cho đến khi đọc “Đồng Chí” của chính Hữu, hình ảnh người lính cách mạng thời kì chống Pháp vời tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn đã thật sự sống dậy trong tâm trí ta.

8. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật.

Một trong những đề tài chủ yếu của văn học thời kì chống Mĩ là đề tài người chiến sĩ- những “con người Việt Nam đẹp nhất” của thế kỉ XX, anh là “hạt giống để mùa sau”, là “điểm tựa của lịch sử”, là “dáng đứng Việt Nam”… Chính vì vậy, hình tượng anh thu hút nhiều bút lực nhất của các văn nghệ sĩ. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là một trong số bài thơ tái hiện thanh công nhất hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Thông qua hình ảnh thơ độc đáo, mới lạ – những chiếc xe không kính, tác giả đã ngợi ca những người lính lái xe với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn.Và đặc biệt là ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam, trái tim yêu nước nồng nhiệt.

9. “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận.

Để sáng tạo nên một tác phẩm nghệ thuật chân chính có sức sống mãnh liệt trong lòng bạn đọc không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi nghệ sĩ phải “lặn ngụp” sâu vào trang đời, phải khóc cười cùng nhân thế để nắm bắt được những vấn đề cấp thiết của thời đại. Và thử hỏi không có chuyến đi thâm nhập thực tế tại vùng biển Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh thì làm sao Huy Cận có thể viết nên thi phẩm “Đoàn thuyền đánh cá”, làm sao văn nhân có thể cảm nhận được niềm vui say, hứng khởi của những ngư dân trên vùng biển Hạ Long. Để từ đó người đọc được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hài hoà của thiên nhiên vũ trụ và vẻ đẹp của con người lao động mới qua đó bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của tác giả đối với đất nước và con người.

10. “Nói với con” – Y Phương.

Tố Hữu từng nói: “Một bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người và tôi muốn thơ phải thật gan ruột”, điều đó được chứng minh qua “Nói với con”, khi Y Phương không viết thơ, mà đó chính là những lời thủ thỉ, tâm tình đầy yêu thương, đầy xúc động của một người cha với đứa con thơ của mình khi nói về vẻ đẹp của những con người trên quê hương mình. Chính bởi lẽ đó đã khiến hình ảnh của quê hương, của người đồng mình hiện lên thật chân thực, cụ thể với bao phẩm chất tốt đẹp. Đó là mạch suối ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn ý chí cho con.

11. “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương.

“Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa”

Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người cha già mà cả dân tộc kính yêu đã trở về cõi vĩnh hằng vào mùa thu năm 1969. Bác ra đi để lại cho đời một nỗi đau khôn tả. Bảy năm sau Viễn Phương – người con của mảnh đất Nam Bộ mới có dịp ra Bắc vào lăng viếng Bác. Bao cảm xúc dâng trào và bài thơ “Viếng lăng Bác” đã ra đời. Bài thơ thể hiện lòng thành kính, niềm xúc động, sâu sắc của Viễn Phương, của đồng bào cả nước trong lần đầu vào lăng viếng Bác.

12. “Bếp lửa” – Bằng Việt.

Quê hương – hai chữ thiêng liêng mà trong tim mỗi người ai ai cũng dành một tình cảm đặc biệt. Mỗi người khi xa quê luôn nhớ về quê hương, nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ trong sáng. Trong tâm khảm chúng ta đều nhớ về những hình ảnh, âm thanh, cảnh sắc quê hương và có lẽ cảm động nhất là tiếng ru ầu ơ dịu ngọt của bà, của mẹ, là mái tóc bạc phơ của bà – những người đã tần tảo chăm sóc, nuôi dưỡng ta lớn khôn. Xuất phát từ tình cảm đó, Bằng Việt đã viết nên bài thơ “Bếp lửa”. Bài thơ thể hiện xúc động tình cảm bà cháu cũng chính là tình cảm của một người con xa quê đối với gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn.

13. “Ánh trăng” – Nguyễn Duy.

Nhà thơ Lưu Trọng Lư từng viết trong lời gửi gắm cùng “thư cho em gái” rằng: “Thơ không phải chỉ là thơ mà thôi. Thơ còn là “người” nữa. Anh gửi một tâm hồn. Anh gửi em một người. Một người đã sống. Một người biết sống”. Văn chương nghệ thuật muôn đời đều là câu chuyện đẹp về những con người “đã sống” và ” biết sống” như thế. Với “Ánh trăng” nhà thơ Nguyễn Duy đã gửi đến bạn đọc một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình, với mọi người về lẽ sống chung thuỷ, ân tình.

14. “Sang thu” – Hữu Thỉnh.

Mùa thu là nguồn cảm hứng bất tận của các thi nhân. Cảm hứng ấy đã tạo nên những kiệt tác nghệ thuật, những áng thơ bất hủ. Từng có chùm thơ nức danh của cụ Tam Nguyên Yên Đổ: “Thu điếu”, “Thu vịnh”, “Thu ẩm”, bài thơ “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư nhỏ nhẹ và khiêm nhường… Hữu Thỉnh cũng góp vào vườn thơ thu một “Sang thu” đầy hương sắc. Bài thơ đã ghi lại những cảm nhận tinh tế của tác giả trước những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của thiên nhiên đất trời từ cuối hạ sang đầu thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

15. “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải.

Nhà thơ Mayakovsky từng nói về sự tuyệt diệu của thơ: “Trên đời có những thứ chỉ giải quyết được bằng thơ”, đơn giản thôi: “Thơ ca là sự hiện thân cho những điều thầm kín nhất của con tim, thiêng liêng nhất của tâm hồn con người và cho ra những hình ảnh tươi đẹp nhất, âm thanh huyền diệu nhất”. Những đặc trưng đó của thơ, ta nhìn thấy rõ ở “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Thi phẩm đã diễn tả xúc động tâm niệm chân thành, tha thiết hay cũng chính là tiếng lòng của nhà thơ với quê hương, đất nước, với cuộc đời.

16. “Chị em Thuý Kiều” – Nguyễn Du.

Trong dòng chảy miên viễn của thi ca, khi chứng kiến mọi gương mặt nhà thơ lướt qua theo một lối đi chung đã hằn nếp, tôi lại ngỡ ngàng dõi theo một bóng áo thi nhân cất bước ngược chiều với tất thảy. Và lần theo bước chân ấy đã cho tôi biết về một Nguyễn Du – một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, tác giả của “Truyện Kiều” bất hủ. Đó là cuốn sách của ngàn tâm tâm trạng, triệu tấm lòng. “Truyện Kiều” đã thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trên nhiều phương diện trong đó có nghệ thuật tả người mà đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” là đoạn trích tiêu biểu.

17. “Cảnh ngày xuân” – Nguyễn Du.

Trong dòng chảy miên viễn của thi ca, khi chứng kiến mọi gương mặt nhà thơ lướt qua theo một lối đi chung đã hằn nếp, tôi lại ngỡ ngàng dõi theo một bóng áo thi nhân cất bước ngược chiều với tất thảy. Và lần theo bước chân ấy đã cho tôi biết về một Nguyễn Du – một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, tác giả của “Truyện Kiều” bất hủ. “Truyện Kiều” không chỉ của riêng Nguyễn Du mà của cả dân tộc Việt Nam. Nguyễn Du không chỉ là bậc thầy trong nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật mà còn là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên. Một bức tranh thiên nhiên kiệt tác trong văn học trung đại phải kể đến bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”

18. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” – Nguyễn Du.

Trong dòng chảy miên viễn của thi ca, khi chứng kiến mọi gương mặt nhà thơ lướt qua theo một lối đi chung đã hằn nếp, tôi lại ngỡ ngàng dõi theo một bóng áo thi nhân cất bước ngược chiều với tất thảy. Và lần theo bước chân ấy đã cho tôi biết về một Nguyễn Du – một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, tác giả của “Truyện Kiều” bất hủ. Đó là cuốn sách của ngàn tâm tâm trạng, triệu tấm lòng. “Truyện Kiều” đã thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trên nhiều phương diện trong đó có nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, nghệ thuật độc thoại nội tâm mà đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn trích tiêu biểu.

NOTE: Với cấu trúc mở bài này, ta có thể áp dụng linh hoạt cho cả ba đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”, “Cảnh ngày xuân”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

19. “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm.

Tình cảm gia đình, tình mẫu tử luôn là tình cảm nhân bản thiêng liêng có ý nghĩa đối với mỗi con người. Tình cảm ấy từng được thể hiện xúc động qua các tác phẩm văn thơ. Từng có bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, “Nói với con” của Y Phương. Nằm trong mạch nguồn ấy còn có bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền Tây Thừa Thiên bằng những khúc hát ru nhịp nhàng, mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến đan xen hai lời ru, lời ru của tác giả và lời ru của người mẹ việc nhà việc nước đảm đang.

20. “Con cò” – Chế Lan Viên.

Van Gốc từng nói rằng: “không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người”. Đúng vậy tình thương con người luôn là cảm hứng đẹp trong văn thơ. Nằm trong mạch nguồn cảm xúc ấy không thể không kể đến tình cảm gia đình, tình mẫu tử. Từng có bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, “Nói với con” của Y Phương. Thật thiếu sót khi không nhắc đến thi phẩm “Con cò” của Chế Lan Viên. Thông qua một cánh cò tượng trưng dập dìu trong lời ru, câu hát, Chế Lan Viên đã đi đến những khái quát sâu sắc về tình yêu thương của người mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.

xem thêm thông tin chi tiết về Mở bài hay cho các tác phẩm trong chương trình văn 9

Mở bài hay cho các tác phẩm trong chương trình văn 9

Hình Ảnh về: Mở bài hay cho các tác phẩm trong chương trình văn 9

Video về: Mở bài hay cho các tác phẩm trong chương trình văn 9

Wiki về Mở bài hay cho các tác phẩm trong chương trình văn 9

Nguồn: Trường THPT Trần Hưng Đạo

Chuyên mục: Ngữ văn

Xem thêm:  Mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử bằng tiếng Anh, song ngữ

Viết một bình luận